Bài đăng

Du lịch Quảng Bình trải nghiệm sự khác biệt

Hình ảnh

Quảng Bình Vương Quốc Hang Động

Hình ảnh

Chùa Hoằng Phúc tại Quảng Bình

Hình ảnh
  Chùa Hoằng Phúc nằm ở xã Mỹ Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Theo sử sách thì Chùa Hoằng Phúc là ngôi chùa được nhiều vị vua, chúa ghé thăm nhất ở miền Trung. Trải qua biến thiên của lịch sử, chùa được ghi nhận là nơi “Vô song phúc địa” (đất phúc khôn sánh). Chùa Hoằng Phúc được xây dựng cách đây hơn 700 năm, khởi nguồn có tên là Am Tri Kiến.   Có thể nói, Chùa Hoằng Phúc là di sản của một trung tâm văn hóa tâm linh Phật giáo của Đại Việt được cộng đồng dân cư mang theo trong quá trình di dân mở cõi phương Nam thời Lý – Trần, góp phần giữ gìn bản sắc Đại Việt khi đến vùng đất mới, để an cư lạc nghiệp. Năm 1301, Phật hoàng Trần Nhân Tông đã ghé thăm và cầu phúc đức cho dân, lúc đó Hoằng Phúc có tên là Am Tri Kiến. Năm 1716, chúa Nguyễn Phúc Chu đặt tên chùa là Kính Thiên Tự. Năm 1821, vua Minh Mạng trong chuyến ngự giá Bắc tuần, ghé thăm chùa và cho đổi tên là Hoằng Phúc Tự, tục danh chùa Trạm hay chùa Quan.   Chùa Hoằng Phúc được phục dựng, tôn tạo theo hướng chính

Sông Chày hang Tối trải nghiệm du lịch mạo hiểm tại Quảng Bình

Hình ảnh
Sông Chày Hang Tối Quảng Bình tại Việt Nam nằm trong Di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng. Cách thành phố Đồng Hới 70km về phía tây bắc theo đường Hồ Chí Minh. Để khám phá và trải nghiệm sông Chày  hang Tối, du khách có thể chọn một trong hai lộ trình. Một là, từ bến thuyền du lịch Phong Nha, ngược dòng sông Son qua động Phong Nha khoảng 1km sẽ tới ngã ba sông (sông Son – sông Chày – sông Troóc). Đi thuyền theo nhánh sông Chày khoảng hơn 5km, du khách sẻ tới hang Tối,sau đó kết thúc hành trình tại bến thuyến của trạm kiểm lâm Trộ Mơng. Hai là du khách có thể đi theo hướng ngược lại, xuất phát từ bến thuyền của trạm kiểm Trộ Mơng và kết thúc tại bến thuyền du lịch Phong Nha .   Sông Chày là một trong những phụ lưu của sông Son, bắt nguồn từ thác Chày. Sở dĩ có tên thác Chày là bởi tiếng thác chảy nghe giống như tiếng chày giã gạo. Với chiều dài chỉ khoảng 10km nhưng sông Chày có nhiều ghềnh đá đẹp và chứa đựng giá trị sinh học đa dạng với nhiều loài động vật thủy

Vũng Chùa Đảo Yến nơi yên nghỉ của 1 huyền thoại

Hình ảnh
Vũng Chùa Đảo Yến là nơi yên nghỉ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người anh cả của quân đội nhân dân Việt Nam. Hàng ngày tại đây đón hàng ngàn du khách trong và ngoài nước đến tri ân và dâng hương. Từ khi đại tướng Võ Nguyên Giáp về với đất mẹ Quảng Bình, du lịch đã phát triển  hơn. Nhiều du khách dần biết với Quảng Bình. Vũng chùa Đảo Yến nằm ở phía Bắc của tỉnh Quảng Bình, cách thành phố Đồng Hới 70km theo hướng Bắc. Từ Vũng Chùa du khách có thể đến với đền thờ thánh mẫu Liễu Hạnh, Đèo Ngang, Hoành Sơn Quan. Hiện nay Mộ đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Vũng chùa được giao cho gia đình quản lý. Thắp một nén nhang bên mộ Đại tướng là tâm nguyên bao nhiêu người,   Vũng Chùa - Đảo Yến nằm dưới dãy Hoành Sơn, mạch núi của dãy Trường Sơn chạy ra biển, ở trong vịnh Hòn La, có cảnh quan tự nhiên rất đẹp. Ngày xưa nơi đây là biên giới, vùng chiến địa giữa Đại Việt và Chiêm Thành. Đến năm 1069 vùng đất này thuộc Đại Việt. Thời Trịnh – Nguyễn nơi đây xảy ra nhiều cuộc giao tranh ác liệt. Ở đây đ

Hang Lèn Hà di tích lịch sử tại Quảng Bình

Hình ảnh
  Hang Lèn Hà   nằm ở khu vực lèn núi Lù Lù, thuộc bản Hà, xã Thanh Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh   Quảng Bình . Hang Lèn Hà là nơi đóng quân của   Trạm cơ vụ A69 , thuộc Đại đội 9, Trung đoàn 134 trong suốt những năm tháng chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Tổng Trạm thông tin A72 Trạm Cơ vụ A69   được thành lập từ ngày 07 tháng 01 năm 1967, được biên chế một tiểu đội tải ba tổng đài, một tiểu đội nguồn điện, một tiểu đội đường dây, bộ phận hậu cần. Tổng số quân lúc đầu có 19 người, sau tăng dần lên 33 người. Ngay sau khi được thành lập,   Trạm Cơ vụ A69   đã chọn   Lèn Hà   làm nơi đóng quân. Lèn Hà nằm trong khu rừng phía Tây huyện Tuyên Hóa, một xã giáp nước bạn Lào, cách tuyến đường chiến lược 15A khỏang 3km. Lèn Hà cao chừng 150m, lưng chừng lèn có một hang đá rộng khoảng 420m2, được các cán bộ chiến sĩ sử dụng làm nơi đặt máy móc điện đàm; dưới núi là rừng cây rậm rạp rất dễ ngụy trang được dựng lán trại nghỉ ngơi, sinh hoạt của cán bộ, chiến sĩ. Hang Lèn Hà còn là nơi cất